Các mức phạt vi phạm về sử dụng hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ mới nhất.
Bắt đầu từ
ngày 2/3/2014 các mức xử phạt liên quan đến vi phạm hành chính về hoá đơn sẽ thực hiện theo Thông Tư số
10/2014/TT-BTC. Theo đó
chúng ta có các mức phạt cụ thể cho từng hành vi sai phạm như sau:
I. Hành vi vi
phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Đối với hành
vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các
trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính:
a) Phạt cảnh cáo
đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, trừ các
trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính, nếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa
vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
Trường hợp tổ
chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy
định nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung
bắt buộc theo quy định thì không bị xử phạt.
b) Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt
buộc theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ
các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng
quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng
theo quy định.
- Việc hủy hóa đơn
của tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn
không đúng thời điểm.
- Thời điểm lập hóa
đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh
cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện
nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ
thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C
giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công
ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách
hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê
khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở
mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng
thời điểm theo quy định.
b) Lập hóa đơn
không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
- Hóa đơn được lập
liên tục từ số nhỏ đến số lớn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài
chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b.1) Phạt cảnh
cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác
quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát
hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.
Ví dụ: Công ty X
có nhiều cơ sở bán hàng. Công ty X phân chia các quyển hóa đơn đặt in cho các
cơ sở bán hàng. Cửa hàng Y thuộc Công ty X được nhận 2 quyển hóa đơn (quyển thứ
1 từ số 501 đến số 550 và quyển thứ 2 từ số 551 đến số 600). Nhân viên bán hàng
của cửa hàng Y đã sử dụng quyển thứ 2 trước (hóa đơn được lập liên tục từ số
nhỏ đến số lớn). Sau khi sử dụng một số hóa đơn mới phát hiện ra, cửa hàng Y
tiếp tục sử dụng quyển hóa đơn thứ 2 cho đến hết và hủy (không dùng) quyển thứ
nhất.
b.2) Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo
thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
c) Ngày ghi trên
hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
c.1) Phạt cảnh
cáo nếu ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan
thuế nhưng tổ chức, cá nhân đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày
ghi trên hóa đơn.
Ví dụ: Nhà thầu A
mua hóa đơn do Cục thuế B đặt in vào ngày 01/4/2014 nhưng khi lập hóa đơn để
giao cho khách hàng Nhà thầu A lại ghi ngày trên hóa đơn là ngày 28/3/2014. Nhà
thầu A đã kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn đã lập nêu trên vào kỳ khai thuế
tháng 3/2014 thì nhà thầu A bị xử phạt cảnh cáo.
c.2) Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác ghi ngày trên hóa đơn đã
lập trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.
d) Lập hóa đơn
nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua
không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
đ) Không lập bảng
kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Lập sai loại
hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
e.1) Phạt cảnh
cáo nếu việc lập sai loại hóa đơn theo quy định và đã giao cho người mua hoặc
đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập
lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan thuế công bố quyết định
thanh tra, kiểm tra và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế
e.2) Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập sai loại hóa đơn
theo quy định.
4. Phạt tiền
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Làm mất, cháy,
hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho
khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời
gian lưu trữ, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời
gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán
.
Trường hợp người
bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế
chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Trường hợp người
bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã
lập hóa đơn khác thay thế cho các hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người
bán bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp trong
cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan
thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất
hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ
ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm
này.
b) Không lập hóa
đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho
người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh
phải lập hóa đơn giao cho người mua.
5. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp
pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành
vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều
này).
- Sử dụng hóa đơn
bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là
sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy
định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
6. Biện pháp khắc
phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn phải
hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
II. Hành vi vi
phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh
toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa
hoạn.
- Trường hợp người
mua tìm lại được hóa đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước
khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
- Trường hợp trong
cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan
thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất
hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
- Trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba,
bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua theo quy định tại khoản này.
- Trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) trong thời gian lưu trữ thì
xử phạt theo pháp luật về kế toán.
2. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp
pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành
vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều
11 Thông tư này).
- Sử dụng hóa đơn
bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là
sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo hướng
dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
III. Hành vi quy
định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ
quan thuế.
1. Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội
dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn,
theo quy định.
Ngoài bị phạt
tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế các thông báo, báo cáo
đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông
báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định
nộp thông báo, báo cáo thì không bị xử phạt.
2. Đối với hành
vi vi phạm về nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành
hóa đơn:
a) Phạt cảnh cáo
đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát
hành hóa đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 5 kể từ ngày hết thời hạn theo quy
định.
b) Trường hợp nộp
thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, từ ngày
thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết
giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
c) Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10
ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
3.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo,
báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan
thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết
thời hạn theo quy định.
IV. Hành vi vi
phạm quy định về phát hành hóa đơn
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập Thông báo
phát hành không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và
có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá
nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng.
Trường hợp có
tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung tiền phạt là
2.000.000 đồng.
b) Không niêm yết
Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.
- Việc niêm
yết Thông báo phát hành hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ
Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp có
tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung tiền phạt là
2.000.000 đồng.
2. Đối với hành
vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử
dụng:
a) Trường hợp tổ
chức, cá nhân chứng minh đã gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế
trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được do
thất lạc thì tổ chức, cá nhân không bị xử phạt.
b) Phạt tiền
6.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi
hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
c) Phạt tiền từ
6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát
hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với
nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế. Người bán phải cam kết
kê khai, nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.
- Trường hợp người
bán có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đã
chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai,
khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định.
d) Trường hợp tổ
chức, cá nhân không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa
vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc
không được kê khai, nộp thuế thì xử phạt theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 11 Thông
tư này.
3. Biện pháp khắc
phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn phải thực hiện
thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
Nhãn:
Phạt hành chính